Địa chỉ: 21 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội | Điện thoại: (04) 35574749 - 35574750 | Fax: (04) 35574750 | Email: c3phanboichau@hanoiedu.vn

Tâm sự học trò

Cần dạy học sinh có nhân cách chứ không chỉ kiến thức

Ngày cập nhật:12-11-2012 1 Bình luận

Trường phổ thông không kết hợp với gia đình, đoàn thể, giáo dục người Việt Nam từ nhỏ biết hiếu trung, nhân nghĩa, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư thì lớn lên, ra đời còn biết học ở đâu. Tôi nghĩ chúng ta không lo con trẻ thiếu tri thức mà lo chúng hư hỏng nhân cách", giáo sư Trần Thanh Đạm nói.

 

 

 

Giáo sư Đạm, nguyên hiệu trưởng ĐH sư phạm TP HCM đưa ra ý kiến trên tại chương trình tọa đàm về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông với sự tham của nhiều nhà khoa học về giáo dục, diễn ra 2 ngày 14-15/12, tại TP HCM.

 

Theo ông Đạm, học sinh hiện có nhiều điều kiện, nhiều kênh để mở mang tri thức. Tuy nhiên, quá trình từ THCS đến THPT, cũng góp phần quan trọng tạo nhân cách, thể dục và mỹ dục con người. Nếu các em quá thiên về tiếp nhận tri thức, không trau dồi đạo đức, sức khỏe thì khi trưởng thành, sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 

 

Trực tiếp làm công tác quản lý một trường phổ thông, Hiệu trưởng Trường Nam Sài Gòn, TP HCM, cũng nhìn nhận, học sinh hiện phải tiếp thu quá nhiều về "trí" nên còn rất ít thời gian để rèn giũa những vấn đề cần thiết cho phát triển con người toàn diện về "đức - mỹ - thể".

 

"Ở nhiều nước, học sinh chỉ học 7-8 môn nhưng ở ta, các em phải học tới 15 môn, những môn học khá nặng. Chỉ học thôi, các em đã thiếu thời gian, đã mệt. Nhiều em nghĩ cách đối phó với thi cử, gian dối trong thi cử và đây là một biểu hiện không tốt về nhân cách. Còn nhiều vấn đề tiêu cực có thể phát sinh từ sự bố trí chương trình không hợp lý như vậy", Hiệu trưởng Trường Nam Sài Gòn phân tích.

Không ngoài quan điểm chú trọng công tác đào tạo nhân cách con người trong trường phổ thông, Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn, Hiệu trưởng THPT dân lập Nguyễn Khuyến, cho rằng: "Không nên coi học sinh là đối tượng đến trường để học cho biết mà là một thực thể, một con người. Và là con người thì cái đầu phải được rèn để biết nhìn nhận sự việc, phải tự uốn nắn được hành động bản thân và tự quyết định làm gì cho đúng nhất khi ra đời". 

Phổ thông Việt Nam phải tạo ra con người Việt Nam 

 

Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ với những ý kiến tâm huyết của các nhà làm khoa học, tại buổi tọa đàm. Bộ trưởng nhắc đi nhắc lại, chương trình phổ thông phải đề cao giáo dục văn hóa dân tộc và nhân văn cho học sinh. 

 

Theo ông Nhân, giáo dục là dịch vụ đặc biệt có điều kiện, không phải ai làm đã được và muốn làm gì cũng được. Bởi sản phẩm của dịch vụ này là con người, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình, xã hội. Con người được giáo dục thế nào sẽ ứng xử với cha mẹ, gia đình và những người khác trong quan hệ công việc, xã hội như thế. Khi gặp gỡ bạn bè quốc tế, phải ở tư thế người Việt Nam, cách ứng xử của họ cũng phản ánh chất lượng giáo dục của nước mình.

 

"Sản phẩm giáo dục phải đáp ứng yêu cầu về văn hóa, kinh tế, chính trị. Nếu cấp ĐH, chương trình đào tạo được quốc tế hóa thì rất tốt. Nhưng ở giáo dục phổ thông, yếu tố dân tộc, văn hóa, nhân văn vô cùng quan trọng", Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo, nhấn mạnh. "Giáo dục phổ thông Việt Nam phải dạy học sinh thành người Việt Nam, rồi sau đó mở mang các chương trình quốc tế cũng chưa muộn".

 

  Cũng theo ông Nhân, giáo dục Việt Nam nói chung cần có chương trình chuẩn về kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện cho người Việt Nam có điều kiện học tập như nhau. Chuẩn này cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo chung. Tuy nhiên, những địa phương có điều kiện tốt, được khuyến khích vượt chuẩn, trong đó có TP HCM. Thành phố nên xem xét, đăng ký đào tạo vượt chuẩn về lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ, tin học hoặc khả năng vận dụng sáng tạo của giáo viên, học sinh.

 

Ông Nhân cho biết thêm, Bộ đã trình phương án về học phí lên Chính phủ. Phương án này sẽ huy động sự đóng góp của nhà nước và nhân dân một cách hợp lý nhất, giúp các địa phương đảm bảo kinh phí để đào tạo chất lượng tối thiểu như nhau.

 

  Riêng về bồi dưỡng nhân tài, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo, xác định, nhà nước cần bỏ tiền ra. Vì nhân tài sẽ là nguồn trí tuệ đặc biệt, có thể mang lại nguồn lợi vô giá cho quốc gia.

 

Thanh Lương

 

MP (Theo Theo_VnExpress.net)

 

 

 


1 Bình luận
Lên đầu
  • Chúng tôi trên